Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Thông tin chi tiết về nhà thờ giao hội chính thống Nga

Giới thiệu thông tin về Nhà thờ Giao Hội Chính Thống Nga : nhà thờ được biết đến với những thiết kế lạ mắt độc đáo và hoàn toàn khác biệt so với các nhà thờ phương tây. Khi sở hữu cho mình một Tour du lịch Nga chắc chắn bạn không nên bỏ qua điểm dừng chân này. Các nhà thờ ở đây đều được trang bị trong mình nội thất tinh xảo và phong phú bởi tranh ảnh và những vật Thánh được treo trên các bức tường. Ngoài ra các nhà thờ này còn trưng bày hình ảnh đại diện cho Theotokos (người được đặc biệt tôn kính trong Giao Hội Chính Thống Nga), các Thánh, và các bức tranh miểu tả lại cuộc sống và đạo nghiệp của họ.
Nhà Thờ Chính Thống Giao Nga - Ảnh 1
Vàng kim là sắc màu chủ đạo trong các nhà thờ, nó đại diện cho một vương quốc thiên đường và cũng đem lại chiều sâu đối với các chi tiết chạm khắc. Các bức tranh được sáng tác trên không gian hai chiều nhưng tạo trải nghiệm tuyệt vời về không gian ba chiều bên trong khung gỗ, các bức tranh thay đổi dựa theo các góc và vị trí quan sát.
Nhà Thờ Chính Thống Giao Nga - Ảnh 2
Một điểm đáng chú ý khác với các Nhà thờ Chính Thống Giao Nga là các biểu tượng, chi tiêt chạm khắc hoặc các bức tranh có thể hiện diện ở bất cứ đâu kể cả trên các mái vòm. Trên trần của nhiều nhà thờ (bên trong vòm chính) là hình tượng của Chua Kito. Các hình ảnh đó nhấn mạnh con người và thiên tính của người, chúng thể hiện rằng Chúa Kito có khởi đầu là người trần và đương nhiên cũng là Thiên Chúa bất tử.
Nhà Thờ Chính Thống Giao Nga - Ảnh 3
Hầu hết các nhà thờ được thắp sáng bằng nến hay vì ánh sáng điện và có nhiều đế nến trước  các biểu tượng, nó phục vụ phong tục thường thấy tại đây, các tín đồ sẽ thắp sáng những ngọn nến và đặt chúng lên ban. Nghi lễ này có nghĩa như lời cầu nguyện với Thiên Chúa, Đức Mẹ hoặc các thiên thần hay yêu cầu giúp đỡ trên con đường khó khăn để cứu độ và giải thoát khỏi tội lỗi của các tín đồ.
Nhà Thờ Chính Thống Giao Nga - Ảnh 4
Đôi khi các đáy của thánh giá trong các nhà thờ Chính Thống Giao của Nga sẽ được trang trí bằng một lưỡi liềm. Quan niệm sai lầm này bắt nguồn từ cuộc chinh phạt của Sa Hoàng Ivan Hung Bạo vào năm 1552 khi tấn công thành phố Kazan được cai trị bởi người hội giáo Tatars. Để tưởng nhớ sự kiện này, ông quyết định rằng từ đó về sau lượi liềm Hồi giáo được đặt ở dưới cùng của thập giá để thể hiện chiến thắng của thập giá (Kito giáo) đối với lưỡi liềm (Hồi giáo).

Du lịch Nga dễ dàng hơn bao giờ hết khi không cần Visa

Bạn cần năm rõ điều này khi sắp tới có chuyến tham quan TOUR DU LỊCH NGA
Tin vui cho du khách Việt Nam đó là kể từ đầu tháng 5 du khách có quốc tịch Việt cùng với một số nước khác sẽ không cần thiết phải xin cấp Visa khi đến tham quan du lịch tại Nga

Du khách Việt Nam không cần Visa khi tới Nga - Ảnh 1
Theo một tờ báo tại nga có tên là Spunik news, Nga dự định tăng số lượng khách du lịch Nga đến thăm xứ sở Bạch Dương này bằng cách bãi bỏ visa (thị thực) cho du khách ở một số nước.
Theo đó tổ chứ Du lịch Liên bang Nga đã đưa ra đề xuất trong tương lai, các nhóm khách du lịch từ Việt Nam, Ấn Độ và Iran sẽ có thể đến Liên bang Nga mà không cần xin visa.
Theo Phó trưởng ban phụ trách vấn đề này của Cơ quan Du lịch Liên bang Nga — Nikolai Korolev cho hay:
"Thực tế việc thực hiện các thỏa thuận liên chính phủ về miễn thị thực đã chứng tỏ tính hiệu quả về mặt tăng số lượng các chuyến đi, và có thể kiểm soát dòng khách du lịch tốt hơn, bởi vì có bên tiếp nhận là tổ chức du lịch cụ thể sẵn sàng cung cấp dịch vụ chất lượng cho du khách”.
Theo: baogiaothong.vn

Thích thú với cảnh hoàng hôn trên Mátx-cơ-va

Nước Nga vốn từ lâu được hình tượng trong tâm trí nhiều người dân Việt Nam, là một đất nước có khí hậu khá là dễ chiu, nơi mà con người sống với nhau hiền hòa nhân hậu, ngoài ra còn có rất rất nhiều cảnh đẹp toát lên đầy sự cổ kính đã tồn tại cả mấy trăm năm và rất gần gũi với người Việt Nam qua quãng thời gian Xô Viết. Sở hữu Tour du lịch Nga để thăm xứ sở bạch dương này. Nhiều năm trở lại đây, Matx-cơ-va đã trở thành địa điểm du lịch yêu thích của du khách Viêt Nam. Nhưng nếu ai đã từng đặt chân tới Moscow mà chưa một lần đi thuyền trên sông Matx-cơ-va thì đó quả là một điều vô cùng đáng tiếc. Matx-cơ-va không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp xiêu lòng người, mà nó còn quyến rũ du khách ở cái lãng mạn, thơ mộng của những buổi chiều hoàng hôn. Chẳng thế mà cái đẹp ấy còn đi vào những giai điệu ngọt ngào, tha thiết của bài hát “Chiều Matx-cơ-va” được rất nhiều thế hệ người Việt yêu thích. Vậy chúng tôi sẽ giúp quý khách có thêm trải nghiệm thật lãng mạn với TOUR ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG MATX-CƠ-VA. Tham gia vào tour đi thuyền trên sông Matx-cơ-va với Vietsense từ khi chiều tà cho đến khi thành phố lên đèn, quý khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thành phố từ điểm thấp nhất (sự hào nhoáng của khu tổ hợp thương mại Moscow city, nét cổ kính của Đại học tổng hợp Matx-cơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp, Đồi chim sẻ, …) ngồi trên tàu cùng bạn bè, những người thân yêu, thưởng ngoạn gió mát trên sông, cùng nhau ca hát ăn uống. Đó sẽ là những khoảnh khắc mà quý khách và gia đình, bạn bè sẽ không bao giờ có thể quên được.

 
Ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt vời tại Mátx-cơ-va - Ảnh 1

 
Ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt vời tại Mátx-cơ-va - Ảnh 2

 
Ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt vời tại Mátx-cơ-va - Ảnh 3

 
Ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt vời tại Mátx-cơ-va - Ảnh 4

 
Ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt vời tại Mátx-cơ-va - Ảnh 5

\
Ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt vời tại Mátx-cơ-va - Ảnh 6
 
Ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt vời tại Mátx-cơ-va - Ảnh 7
 
Ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt vời tại Mátx-cơ-va - Ảnh 8

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Chiến binh IS do Nga đào tạo ?

Chiến binh IS do Nga đào tạo ?

Tuyên bố trên kênh truyền hình “Kênh 24 Ukraine”, Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin cáo buộc Nga đang đào tạo các tay súng của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).Theo ông Klimkin, một số lượng đáng kể các chiến binh trước đó đã từng phục vụ trong quân đội của Saddam Husein.
Chiến binh IS do Nga đào tạo ?
“Nga biết rất rõ chúng, biết rõ tâm lý của họ.., hiện Nga đang đào tạo nhóm này”, ông Klimkin tuyên bố trên kênh tuyền hình “24-Ukraine” khi nói về chính sách của Nga ở Trung Đông.
Moscow đã nhiều lần nói về các mối đe dọa đến sự ổn định thế giới từ phía IS và tuyên bố cần thiết phải nỗ lực để chống lại cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Minh chứng cho điều này, ngày 19/8 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) đã nhấn mạnh rằng, Nga đã và sẽ cung cấp vũ khí, khí tài quân sự cần thiết và hỗ trợ kỹ thuật để Damascus chống lại IS, và kêu gọi tất cả các nước hỗ trợ chính quyền Syria trong cuộc đối đầu với chủ nghĩa khủng bố.
Các quan chức trong chính quyền Mỹ cũng nhiều lần tuyên bố rằng, Nga đang gia tăng sự hiện diện quân sự của mình tại Syria và quan ngại việc nước này trong thời gian gần đây tích cực ủng hộ, hỗ trợ cho chính phủ ông Assad.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ John Kirby tuyên bố, Mỹ có những công cụ để "tiếp tục cô lập Nga" nếu nước này tiếp tục hỗ trợ ông Assad.
Theo Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov, Moscow hỗ trợ cho chính phủ Assad là hiệu quả nhất trong khu vực, khi mà liên minh chống khủng bố do Mỹ cầm đầu hoạt động không hiệu quả và không giải quyết được tình hình.
Nội chiến tại Syria bắt đầu từ năm 2011. Theo các số liệu của Liên Hợp Quốc, đã có hơn 230.000 người chết, 11,5 triệu người phải đi lánh nạn.
Theo số liệu của Cơ quan tình báo Mỹ (CIA), IS có khoảng 30.000 chiến binh. Hiện nay, IS đang kiểm soát khoảng 40% lãnh thổ Iraq và khoảng 50% lãnh thổ Syria.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin TASS, hãng thông tấn nhà nước Nga được tái thiết từ hãng tin Itar-TASS cũ. Đây là một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga, có bề dày 100 năm lịch sử. Hãng này liên kết với hơn 80 hãng thông tấn nước ngoài khác và là một trong những hãng thông tấn uy tín trên thế giới.

Nga dẫn đầu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria

Nga dẫn đầu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27-9 kêu gọi các quốc gia khác trong khu vực tham gia cuộc chiến do Nga dẫn đầu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria.
"Chúng tôi đã đề nghị hợp tác với các nước trong khu vực. Chúng tôi đang cố gắng để thiết lập một số thỏa thuận khung trong hợp tác. Chúng tôi chào đón một nền tảng chung cho hành động tập thể chống lại khủng bố" - ông Putin cho biết.
Nga dẫn đầu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria
Ngoài ra, theo AFP, ông Putin nhấn mạnh rằng lực lượng quân đội của chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad là một "đội quân hợp pháp tại Syria", khẳng định sự ủng hộ của Moscow đối với ông Assad - người mà phương Tây và phe đối lập Syria muốn phải từ chức.
Cuộc khủng hoảng tại Syria dự kiến sẽ trở nên cao trào trong chương trình nghị sự khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại Liên Hiệp Quốc ở New York.
Trong khi đó lãnh đạo châu Âu tập trung tại LHQ đang thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao tại Syria để đối phó trước sự bùng nổ làn sóng khổng lồ người tị nạn tràn sang châu Âu.
Sự cấp bách của việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột tại Syria tăng cao bởi việc Nga xây dựng quân đội tại Syria để hỗ trợ cho chế độ của ông Assad trong khi liên minh không kích do Mỹ dẫn đầu đang tấn công IS tại Syria.
Cũng trong ngay 27-9, theo BBC, Iraq tuyên bố nước này đã ký một thỏa thuận về hợp tác an ninh và tình báo với Nga, Iran và Syria để chiến đấu chống IS.
Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng bày tỏ quan ngại trong một cuộc họp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov rằng sự ủng hộ của Nga sẽ khiến ông Assad bám víu quyền lực và ngăn chặn nỗ lực hòa bình cho đất nước này.
Tuyên bố của ông Putin sẽ đặt ra thách thức ngoại giao giữa chính ông và tổng thống Mỹ Barack Obama khi tham dự cuộc họp Đại hội đồng trong ngày hôm nay.

Sa Hoàng - Nga Hoàng

Sa Hoàng - Nga Hoàng

Sa hoàng, còn gọi là Nga hoàng, là tước vị chính thức của các vua Nga từ năm 1547 đến năm 1721 và là tên gọi không chính thức của các hoàng đế Nga từ đó về sau. Thực ra, vị vua đầu tiên xưng Sa hoàng là Simeon I của Bulgaria Từ tiếng Nga có nghĩa là nguyên thủ quốc gia, quân vương, cũng là tước vị chính thức của quân vương, hoặc người mang danh hiệu đó. Từ này bắt nguồn từ danh hiệu caesar có từ thời La Mã cổ đại. Trong văn học lịch sử Nga, tước vị tsar thường gắn liền với các Nga hoàng, nhưng cũng có thể dùng để chỉ các vị vua Macedonia, La Mã cổ đại, Bulgaria, … Người Nga dùng từ tsar để dịch từ hoàng đế, emperor và tương đương, chẳng hạn Thiên hoàng đôi khi (nhất là trong thế kỷ 19) được gọi là "Sa hoàng Nhật Bản".
Sa Hoàng - Nga Hoàng
Theo nghĩa hẹp, từ Царь (tiếng Anh: Tsar, gốc từ tiếng Latin Caesar, viết theo tiếng Nga là Цезарь) có họ hàng với từ tiếng Đức Kaiser và là tước vị chính thức của các vua Nga từ năm 1547 đến năm 1721.
Sa hoàng, tức tsar, cũng là tước vị của các vua Bulgaria trong thời gian 893-1014, 1085-1396 và 1908-1946; và của các vua Serbia trong thời gian 1346-1371.
Trước năm 1547, đứng đầu quốc gia Moskva là một Đại công tước (Великий князь, Velikiy Knyaz). (Hồi đó các vua Nga thực ra là lãnh chúa từng vùng, phạm vi quyền lực hạn chế nên chỉ là Đại công tước). Năm 1547 Đại công tước Moskva là Ivan IV, tức Ivan Hung đế (Иван Грозный) xưng là Sa hoàng (Царь) để khẳng định vị trí đặc biệt hơn hẳn các đại công tước khác. Tước vị đó đặt Ivan IV ngang hàng với các vua chúa châu Âu, coi như ông là ngưởi kế thừa các hoàng đế Đông La Mã năm xưa. Thực ra, sau khi Đông La Mã sụp đổ thì các đại công tước Ivan III và Vasily III xứ Moskva đã xưng làm "Sa hoàng" khi giao tiếp với các nước nhỏ như Livonia. Đế hiệu chính thức của các Sa hoàng Nga là "Sa hoàng và Đấng cầm quyền chuyên chính của toàn Nga". Năm 1721, Pyotr I, tức Pyotr Đại đế (Пётр Великий), đổi tước hiệu từ Sa hoàng thành Hoàng đế (Император Imperator), là từ cùng gốc với từ Emperor của Tây Âu, nhưng tước vị Sa hoàng vẫn được dùng một cách không chính thức để gọi hoàng đế Nga cho đến khi Cách mạng tháng Hai năm 1917 lật đổ chế độ quân chủ. Hoặc, xem tước hiệu đầy đủ của Hoàng đế Nikolai II, ông xưng làm "Hoàng đế và Đấng cầm quyền chuyên chính của Nga" kèm theo nhiều danh hiệu khác như "Sa hoàng của Moskva, Kiev, Vladimir, Novgorod, Kazan, Astrakhan, Xibia, Chersonesos dãy Taurus, Gruzia…".
Trên thực tế, Sa hoàng được xem là nguyên thủ quốc gia suốt chiều dài lịch sử Nga kể từ khi Moskva trở thành một công quốc độc lập cho đến chế độ quân chủ bị lật đổ vào tháng 2 năm 1917. Như vậy Sa hoàng kế thừa các đại công tước Moskva, và là tiền thân của các Hoàng đế Nga.
Trong những thời kỳ thiếu Sa hoàng, như "Thời kì lộn xộn" (1610 - 1613), Giáo trưởng Moskva, là người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, đóng vai trò như vua Nga và nguyên thủ quốc gia.