Phòng hổ phách – kỳ quan thứ 8 của thế giới
Phòng hổ phách trong cung điện Catherine của thành phố Pushkin, ban đầu là một căn phòng trang trí bởi các tấm hổ phách được tô điểm với lá vàng và gươm. Với vẻ đẹp đặc biệt của sự sa hoa, nơi này thường được mệnh danh là kì quan thứ 8 của thế giới.
Phòng phổ phách được hoàn thành từ năm 1701 – 1709 ở nước Phổ
và nằm trong cung điện Charlottenburg tới năm 1716. Khi đó quốc
vương nước Phổ là Friedrich Willhelm I cống nạp cho Sa Hoàng thời
bấy giờ là Peter Đại đế như lễ vật bày tỏ lòng thành kính.
Ngay sau khi người Đức bắt đầu cuộc xâm lược Liên Xô trong Chiến
tranh Thế giới II, chính quyền cố gắng tháo rời và di chuyển
tất cả các kho tàng nghệ thuật tại Leningrad, trong danh sách
đó tất nhiên có phòng Hổ Phách nổi tiêng. Sau nhiều năm trưng
bày, các tác phẩm hổ phách tại đây trở nên khô cứng và giòn,
do đó khi di chuyển các tác phẩm này căn phòng hổ phách mong
manh bắt đầu sụp đổ. Vì vậy, họ phải tìm một phương án khác,
đó là ẩn giấu các tấm hổ phách phía sau một bức tường giả
được xây chớp nhoáng nhằm tránh khỏi sự cướp bóc và phá hoại
từ Đức quốc xã. Tuy nhiên nỗ lực này đã không thành công.
Sau khi cung điện bị oanh kích bởi lựu đạn, binh linh Đức tháo
rời phòng hổ phách trong vòng 36 giờ. Vào ngày 14/10/1941,
Rittmeister Graf Solms ra lệnh chuyển rời phòng hổ phách tới
Konigsberg (sau này đổi tên thành Kaliningrad năm 1946) để lưu trữ
và trưng bày tại lâu đài ở đây. Trong giai đoạn cuối chiến
tranh, Konigsberg đã phải hứng chịu nhiều cuộc đánh bom bởi lực
lượng không quân hoàng gia, phòng hổ phách cũng đã biến mất
sau đó. Có rất nhiều báo cáo với các giả thiết khác nhau
được đưa ra: nó bị phá hủy sau cuộc oanh tạc, được giấu trong
một đường hầm bí mật ở Konigsberg, chôn trong các hầm mỏ ở
dãy núi Ore hoặc đã được đưa lên tàu, tàu ngầm rồi sau đó bị
đánh chìm bởi các lực lượng Liên Xô tại biển Baltic. Tuy nhiên,
vào năm 1997 người ta tìm thấy bức phù điêu của Ý, một trong 4
tác phẩm đã từng được trưng bày ở phòng hổ phách ở miền tây
nước Đức, thuộc sở hữu của gia đình một người lính đã tham
gia di rời nó trong chiến tranh.
Năm 1979, một nỗ lực tái thiết tại Tsarskoye Selo được thực
hiện, chủ yếu dựa trên các bức ảnh đen trắng của phòng hổ
phách gốc. Các khó khăn về tài chính được giúp đỡ với tiền
quyên góp của một công ty Đức (Ruhrgas AG). Đến năm 2003 công việc
tưởng như bất khả thi của các thợ thủ công Nga đã hầu như
hoàn thành. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm lịch sử thành phố Saint Petersburg, căn phòng mới được khai thác bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Đức Gerhard.
Xem thêm: CÁC ĐIỂM DU LỊCH TẠI NGA hoặc TOUR DU LỊCH NGA