Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Pavlovsk - vuon dia dang giua long nuoc Nga

Pavlovsk – Vườn địa đàng giừa lòng nước Nga
Pavlovsk - Vườn Địa Đàng Giua Lòng Nước Nga - Ảnh 1
Lịch sử của khu quần thể cung điện bắt đầu vào tháng 12 năm 1777 cho tới nay. Khi Catherine Đại đế ban tặng môt vùng đất nhỏ cho con trai bà là Paul và vợ Maria Fyodorovna nhân dịp chào đón sự ra đời của đứa cháu nội đầu lòng, sau này chính là vua Alexander I. Catherine Đại đế đã cho mời kiến trúc sư yêu thích nhất của bà là Charles Cameron để mang lại bộ mặt mới với bản thiết kế tổng thể quy hoạch lại toàn bộ khuôn viên. Và vào năm 1786, một cung điện mới đại diện cho phong cách cổ điện Nga được ra đời.
Pavlovsk - Vườn Địa Đàng Giua Lòng Nước Nga - Ảnh 2
Cùng với việc xây dựng cung điện, Charles Cameron còn có tham vọng xây dựng khuôn viên than thiện với các chi tiết tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên tuyệt đối. Lạc vào phong cảnh nới đây, du khách có cảm giác đang thả bước dạo chơi trong vườn địa đàng, đây cũng là một trong công viên lớn nhất Châu Âu trải dài trên diện tích hơn 600 hecta.
Pavlovsk - Vườn Địa Đàng Giua Lòng Nước Nga - Ảnh 3
Ngay sau Cách mạng năm 1918, cung điện và công viên của Pavlovsk đã được tuyến bố là một khu bảo tàng phức hợp. Trong cùng năm đó thành phố đã được đổi tên là Zlutzh với vinh dự được mang tên của nhà cách mạng đã mất Vera Slutzhaya. Tháng 1 năm 1944, sau khi giải phóng bởi Natzist thị trấn đã được trả lại với cái tên lịch sử của nó.
Pavlovsk - Vườn Địa Đàng Giua Lòng Nước Nga - Ảnh 4
Ngày nay, cung điện Pavlovsk được biết đến với các tác phẩm điêu khắc và tranh chân dung của Nga. Du khách có thể chiêm ngưỡng phòng của hoàng hậu Maria Fydorovna với nội thất nguyen bản và đồ đạc của các Nga Hoàng được chế tạo dưới bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân ưu tú nhất thời kì đó.
Pavlovsk - Vườn Địa Đàng Giua Lòng Nước Nga - Ảnh 5

Phong ho phach - ki quan thu 8 cua the gioi

Phòng hổ phách – kỳ quan thứ 8 của thế giới

Phòng hổ phách trong cung điện Catherine của thành phố  Pushkin, ban đầu là một căn phòng trang trí bởi các tấm hổ phách được tô điểm với lá vàng và gươm. Với vẻ đẹp đặc biệt của sự sa hoa, nơi này thường được mệnh danh là kì quan thứ 8 của thế giới.
Phòng Hổ Phách - Kỳ Quan Thứ 8 Của Thế Giới - Ảnh 1
Phòng phổ phách được hoàn thành từ năm 1701 – 1709 ở nước Phổ và nằm trong cung điện Charlottenburg tới năm 1716. Khi đó quốc vương nước Phổ là Friedrich Willhelm I cống nạp cho Sa Hoàng thời bấy giờ là Peter Đại đế như lễ vật bày tỏ lòng thành kính. Ngay sau khi người Đức bắt đầu cuộc xâm lược Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới II, chính quyền cố gắng tháo rời và di chuyển tất cả các kho tàng nghệ thuật tại Leningrad, trong danh sách đó tất nhiên có phòng Hổ Phách nổi tiêng. Sau nhiều năm trưng bày, các tác phẩm hổ phách tại đây trở nên khô cứng và giòn, do đó khi di chuyển các tác phẩm này căn phòng hổ phách mong manh bắt đầu sụp đổ. Vì vậy, họ phải tìm một phương án khác, đó là ẩn giấu các tấm hổ phách phía sau một bức tường giả được xây chớp nhoáng nhằm tránh khỏi sự cướp bóc và phá hoại từ Đức quốc xã. Tuy nhiên nỗ lực này đã không thành công.
Phòng Hổ Phách - Kỳ Quan Thứ 8 Của Thế Giới - Ảnh 2
Sau khi cung điện bị oanh kích bởi lựu đạn, binh linh Đức tháo rời phòng hổ phách trong vòng 36 giờ. Vào ngày 14/10/1941, Rittmeister Graf Solms ra lệnh chuyển rời phòng hổ phách tới Konigsberg (sau này đổi tên thành Kaliningrad năm 1946) để lưu trữ và trưng bày tại lâu đài ở đây. Trong giai đoạn cuối chiến tranh, Konigsberg đã phải hứng chịu nhiều cuộc đánh bom bởi lực lượng không quân hoàng gia, phòng hổ phách cũng đã biến mất sau đó. Có rất nhiều báo cáo với các giả thiết khác nhau được đưa ra: nó bị phá hủy sau cuộc oanh tạc, được giấu trong một đường hầm bí mật ở Konigsberg, chôn trong các hầm mỏ ở dãy núi Ore hoặc đã được đưa lên tàu, tàu ngầm rồi sau đó bị đánh chìm bởi các lực lượng Liên Xô tại biển Baltic. Tuy nhiên, vào năm 1997 người ta tìm thấy bức phù điêu của Ý, một trong 4 tác phẩm đã từng được trưng bày ở phòng hổ phách ở miền tây nước Đức, thuộc sở hữu của gia đình một người lính đã tham gia di rời nó trong chiến tranh.
Phòng Hổ Phách - Kỳ Quan Thứ 8 Của Thế Giới - Ảnh 3
Năm 1979, một nỗ lực tái thiết tại Tsarskoye Selo được thực hiện, chủ yếu dựa trên các bức ảnh đen trắng của phòng hổ phách gốc. Các khó khăn về tài chính được giúp đỡ với tiền quyên góp của một công ty Đức (Ruhrgas AG). Đến năm 2003 công việc tưởng như bất khả thi của các thợ thủ công Nga đã hầu như hoàn thành. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm lịch sử thành phố Saint Petersburg, căn phòng mới được khai thác bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Đức Gerhard.