Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Lễ hội Ivan Kupala – Đưa tiễn mùa đông

Du lịch Nga - Lễ hội Ivan Kupala – Đưa tiễn mùa đông

Theo tục lệ của người Slavơ cổ, hàng năm lễ hội Ivan Kupala – đưa tiễn mùa đông được tổ chức trùng với ngày hạ chí. Trong văn hóa dân gian Slavơ, lễ hội Kupala vốn được coi là biểu trưng của sức mạnh thiên nhiên dồi dào.
Du lịch Nga - Lễ hội Ivan Kupala – Đưa tiễn mùa đông
Khác với lễ tiễn mùa đông được tổ chức chung với nhiều bạn bè và những người sống xung quanh, hội Ivan Kupala mùa đông thường được tổ chức ngay trong gia đình để tiễn mùa đông, đón mùa xuân. Đây là hội của những người Nga từ nhiều thế kỷ nay.
Du lịch Nga - Lễ hội Ivan Kupala – Đưa tiễn mùa đông
Theo tục lệ của người Slavơ cổ, hàng năm lễ hội Ivan Kupala được tổ chức trùng với ngày hạ chí. Trong văn hóa dân gian Slavơ, lễ hội Kupala vốn được coi là biểu trưng của sức mạnh thiên nhiên dồi dào. Những khúc điệu Kupala ngân vang như xua đuổi ác tà, theo những người mê tín, đặc biệt thường xuất hiện trong khoảng thời gian này. Người ta sử dụng mọi hành vi và phương cách đã thành lệ để chống lại các hung thần.
Du lịch Nga - Lễ hội Ivan Kupala – Đưa tiễn mùa đông
Trong ngày hội, các cô gái bói tìm người yêu bằng cách bện các vòng hoa, thả chúng xuống sông trong đêm Ivan Kupala. Trên các bãi cỏ trong rừng, những người mạnh bạo nhất nhảy qua đống lửa trong tiếng cười và tiếng hò hét, khích lệ của người xem.Trong đêm hội mùa hè ngắn ngủi, nam nữ thanh niên rủ nhau vào rừng, họ tin rằng, trong những cánh rừng âm u, điều huyền bí nhất có thể xảy ra.
Để bắt đầu buổi lễ, người ta trải cuộn rơm lên bàn, phủ tấm khăn trải bàn rộng lên trên, đặt lên đó một hũ cháo đại mạch trộn mật ong. Đó là món ăn chính theo phong tục. Bát cháo đầu tiên là dành cho tổ tiên. Khi chủ và khách ăn xong món ăn chính, phần còn lại đem để ra ngoài sân cho thần băng giá, mọi người hát bài hát bằng âm điệu êm ái, ngọt ngào, cầu xin thần đừng làm hại hoa màu.
Du lịch Nga - Lễ hội Ivan Kupala – Đưa tiễn mùa đông
Tiếp đó, các em nhỏ xuất hiện, chúng đeo mặt nạ, đội lốt con dê, con sếu, con gấu… những con vật gần gũi với người nông dân Nga. Những đứa trẻ cùng nhau hát những lời cầu mong mùa màng bội thu và nhận những đồng tiền nhỏ từ người lớn.Hội Ivan Kupala mùa hạ khác với hội mùa đông.

Lễ hội Red hill

Du lịch Nga - Lễ hội Red hill

Ngày chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh được gọi là ngày lễ Red Hill. Ngày này được coi là dịp tốt nhất dành cho các đôi uyên ương tổ chức lễ cưới.
Du lịch Nga - Lễ hội Red hill
Vào dịp lễ hội, bạn sẽ bắt gặp ở khắp nơi mọi người hát hò nhảy múa xung quanh những cây cối đang đâm chồi nảy lộc. Trước kia, mọi người thường đón chào mùa xuân trong lễ hội này, như thể để "mời" mùa xuân tới nhà mình vậy.

Lễ hội Troitsa

Du lịch Nga - Lễ hội Troitsa

Lễ hội Troitsa là 1 lễ hội dân gian ở Nga, Lễ Troitsa được tổ chức rất rầm rộ.Những vật dụng như vòng, hoa được xem là hiện vật thể hiện số phận của từng người dân nơi đây. Vào ngày lễ hội, nhà cửa đều được trang hoàng bằng những cành cây xanh tốt, mọi người cùng nhau tụ tập hát hò, nhảy múa.
Du lịch Nga - Lễ hội Troitsa
Các bạn có thể xem thêm các lễ hội văn hóa Nga tại đây.

Lễ Hội Maslenitsa

Du Lich Nga: Lễ Hội Maslenitsa
 
Lễ hội Maslenitsa là lễ hội truyền thống của người dân Nga nhằm tiễn biệt mùa đông lạnh lẽo và chào đón mùa xuân tràn đầy sức sống quay về. Khoảng thời gian bắt đầu lễ hội thường là vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3. Theo truyền thống, lễ hội Maslenitsa được tổ chức trong một tuần, bắt đầu từ thứ hai và kết thúc vào ngày chủ nhật.
 
Lễ tiễn mùa đông Maslenitsa bắt nguồn từ nền nông nghiệp, từ công việc đồng áng của những người nông dân Nga. Mùa đông nước Nga tuyết rơi phủ kín mặt đất, ruộng đồng, khiến cho cây cối không nảy mầm được, nếu kéo dài mãi dễ sinh nạn đói. Bởi vậy, người nông dân mong mùa đông mau qua, mong mùa xuân mau đến.
 
 
Tuần lễ Maslenitsa được chia thành hai phần. Nửa đầu là tiểu lễ Maslenitsa kéo dài từ thứ hai đến thứ tư. Nửa sau là đại lễ Maslenitsa kéo dài từ thứ năm cho tới chủ nhật. Mỗi ngày lễ trong tuần lễ Maslenitsa này đều có tên gọi gắn với ‎ý nghĩa riêng. Tên gọi Maslenitsa (có gốc nghĩa là “bơ”) bắt nguồn từ việc vào tuần lễ cuối cùng trước khi kỳ lễ ăn chay của người Cơ Đốc giáo bắt đầu, mọi người được phép ăn các món từ sữa, cá, cũng như sử dụng bơ và các loại dầu ăn…
 
Ngày thứ Hai trong tuần được gọi là "Găp gỡ". Các cô gái các chàng trai bện hình nộm bằng rơm dưới dạng một người phụ nữ - Thần mùa đông Maslenitsa và rước đi quanh làng. Dân chúng đón lễ Maslenitsa bắt đầu bằng chuyến thăm người thân. Cũng trong ngày đầu tiên của Maslenitsa người ta đắp những quả đồi công cộng, dựng cây đu, bày bàn với những món ăn ngọt.
 
 
Ngày thứ Ba: “Vui chơi”. Từ sáng sớm, các cô gái đã được mời đi trượt tuyết từ trên đồi xuống bằng xe trượt sanki, ăn bánh xèo, xếp hàng lên đu quay, cưỡi ngựa dạo chơi trên đồng tuyết, cánh trai tráng xắn tuyết rắn đắp thành lũy.
 
Ngày thứ tư: “Ăn uống”. trong ngày này, chàng rể sẽ đến nhà mẹ vợ ăn bánh blin cùng bạn bè bên nhà vợ. Và có phần nào tương đồng với tập quán “mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ” ở Việt Nam, vào thứ sáu với tên gọi “Buổi tối của mẹ”, mẹ vợ sẽ đến thăm lại nhà con rể và ăn bánh blin do con gái tự tay làm.
 
 
Ngày thứ năm: “Chơi bời”. là ngày bắt đầu đại lễ Maslenitsa. Nếu trong ba ngày tiểu lễ, những công việc thường nhật vẫn có thể được làm thì kể từ ngày này đều được tạm dừng. Chỉ còn vui chơi và lễ hội. Mọi người tham gia tất cả trò chơi có thể: từ cưỡi ngựa, đấu vật… cho đến ném tu‎yết, công thành tuyết… Những trò chơi này mang ý nghĩa rũ bỏ mọi phần u ám trong năm trước, cũng như gỡ bỏ mọi mâu thuẫn giữa mọi người.
 
 
Ngày thứ sáu: "Buổi chiều vui của mẹ vợ". Trong ngày này đến phiên các chàng rể mời mẹ vợ tới nhà nếm bánh xèo. Theo tục lệ cổ, con rể nhất thiết phải thân chinh mời mẹ vợ từ chiều hôm trước, và sau đó phái các bạn bè ăn mặc diện đến rước nhạc mẫu tận nhà. Còn các cô gái thanh tân vào lúc giữa trưa sẽ đội liễn bánh trên đầu và đi lên đồi. Chàng trai được cô gái thầm yêu hối hả chén bánh xèo và cố đoán xem nàng có thành bà chủ tốt cho gia đình nhỏ của chàng ta hay chăng.
 
Ngày thứ bảy: “Ngày tụ họp của chị em chồng”. Trong ngày này nàng dâu trẻ mời gia đình mình đến nhà và cùng với mọi người mang quà tặng cho các chị em bên chồng. Buổi tối ngày hôm đó người ta đốt hình nộm Maslenitsa, tượng trưng cho lời chào chia tay mùa đông.
 
 
Tâm điểm của tuần lễ vẫn là chủ nhật - ngày “Tiễn mùa đông”. Trong ngày này, mọi người vui chơi, gặp gỡ, chúc mừng nhau ngày lễ và mong tha thứ cho những điều chưa được trong năm. Mọi người sẽ cùng tập trung và nổi lửa đốt cháy hình nộm lớn Maslenitsa, nhằm xua đi cái lạnh của mùa đông. Đón mùa xuân ấm áp quay về.
 
Ngày kết thúc kỳ lễ Maslenitsa được tổ chức ở Nga rất tưng bừng. Tại các đô thị hay làng quê mọi người đều tụ tập từ sáng ở những quảng trường trung tâm. Lời ca tiếng hát và cuộc khiêu vũ tiếp tục cho đến tối muộn. Đám trai trẻ mời các cô gái rong chơi bằng xe trượt tuyết. Tha hồ ăn bánh xèo, uống trà và những thức uống nóng cùng với mật ong, và bánh sơn ca.
 
 
Du khách đến bất kỳ nơi nào vào thời điểm này cũng sẽ bị kéo vào cuộc chơi nhiệt tình không thể cưỡng nổi. Tiếng nhạc accordeon đặc trưng Nga quyến rũ đến lạ kỳ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình nóng người lên nhanh chóng sau vài bước giậm chân hòa mình theo những bước nhảy khéo léo của các chàng mugích xung quanh.

Ngày lễ phục sinh

Du Lich Nga: Ngày Lễ Phục Sinh
 
Cũng như các nước theo Ŀạo Thiên chúa khác, ở Nga cũng có ngày lễ Phục Sinh. Các tín đồ chính thống giáo cử hành lễ Phục Sinh vào một trong những ngày Chủ nhật trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến đầu tháng Năm. Ngày hội song hành với vô số truyền thống và nghi thức tập tục.
 
 
Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá, được người Kitô hữu tin là đã xảy ra vào khoảng năm 30–33 CN. 
 
 
Tuần lễ trước ngày Phục Sinh được gọi là Tuần Thánh. Trong thời gian này, mọi người ngẫm ngợi nhớ lại những sự kiện cuối cùng trong cuộc sống nơi trần thế của Chúa Jesus, những đau đớn và cái chết của Chúa trên thập tự giá. Mỗi ngày trong Tuần Thánh đều được gọi là Ngày Thánh Vĩ đại.
 
Ở Nga, công việc chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu với Ngày Thánh thứ Năm vĩ đại của Tuần Thánh, thường được gọi là Ngày thứ Năm Thanh tịnh. Trong ngày này người ta dọn dẹp cẩn thận làm sạch cả ngôi nhà, chà rửa sàn đến sáng bóng và bắt đầu chuẩn bị các món ăn cho lễ Vượt Qua. Trong Ngày thứ Năm Thanh tịnh, tín đồ Chính Thống Giáo chuẩn bị những đặc sản Phục Sinh truyền thống: trứng, váng sữa ngọt, và bánh Phục Sinh kulich.
 
 
Ngày Phục Sinh nhất định phải nướng bánh kulich – bánh nướng xốp hình tháp có nhân nho khô, trang trí bằng hoa văn màu sắc khác nhau. Ngoài ra, người ta còn làm cả bánh Paskha và những quả trứng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ. Trứng đề được coi là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Trứng Phục Sinh có nhiều mục đích, nó là món quà truyền thống để tặng bạn bè và người thân thay lời chúc mừng trong lễ Phục Sinh. Có một câu thành ngữ nói rằng, nếu bạn rửa mặt bằng nước có cả trứng phục sinh, bạn sẽ luôn giàu có và xinh đẹp.
 
 
Trong các nhà thờ, lễ thánh Phục Sinh được cử hành đặc biệt long trọng. Bởi ngày hội Tươi sáng Chúa Phục Sinh là sự kiện chính của năm đối với toàn thể đạo hữu chính thống. Vào 12 giờ đêm, dưới hồi chuông ngân, các giáo sĩ tiến ra ngoài nhà thờ và cử hành cuộc rước lễ vòng quanh tòa giáo đường. Lễ trọng kết thúc với lời chúc mừng "Chúa Kitô đã sống lại!". Đáp lại, tất cả đạo hữu cùng reo lên "Quả thật Chúa đã sống lại!". Mọi người  hân hoan ôm hôn nhau 3 lần và trao đổi những quả trứng Phục Sinh.
 

Lễ Hội Và Âm Nhạc Dân Gian Của Nga

Nước Nga là một đất nước có nhiều lễ hội đặc sắc và nổi tiếng. Nền văn hóa lâu đời của xứ Bạch Dương được thể hiện rõ nét trong các lễ hội truyền thống nơi đây. 
Đầu tiên phải kể đến Lễ chào đón Năm mới. Lễ chào đón Năm mới ở Ngà là ngày lễ lớn nhất đầu tiên trong năm mới diễn ra vào ngày 7.1 hàng năm và được xem là ngày Quốc lễ. Ngày lễ này được tổ chức có quy mô và tính chất như ngày Lễ Giang Sinh. Trong ngày này, cả gia đình Nga quây quần bên nhau ăn tiệc, tổ chức vui chơi, tặng quà năm mới và cùng nhau tham gia các hoạt động trong lễ hội.
Kế đến là lễ Phục Sinh, một trong những ngày lễ quan trong nhất trong năm của người theo đạo Kito giáo. Lễ phục sinh thường diễn ra vào một trong những ngày chủ nhật của tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm để tưởng niệm cái chết khi bị đóng đinh trên thập tự giá và sự phục sinh của Chúa Giesu. Trước lễ phục sinh, mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và chuẩn bị những đặc sản phục sinh truyền thống như trứng nhộm màu vẽ hình sặc sỡ để tặng bạn bè người thân thay lời chúc mừng, váng sữa và bánh phục sinh Kulich.
Bên cạnh đó còn có những lễ hội vô cùng đặc sắc mang đậm tính truyền thống như lễ hội Tiễn Mùa Đông, lễ hội Ivan Kupalo, lễ hội chăn cừu, lễ Maslyanitsa ăn chay, lễ hội Troista, lễ hội Spas ...
Ngoài việc được biết đến là một đất nước có nhiều lễ hội đặc sắc thì Nga còn được biết đến với nền âm nhạc dân gian có truyền thống vô cùng đặc biệt. Nhạc cụ dân tộc tiêu biểu của Nga là gusli, balalaika, zhaleika, bayan accordion, gypsy guitar ... Trong số đó có đàn balalaika mang trong mình tâm hồn và là một  trong những biểu tượng cho nền văn hóa truyền thống của Nga.
Âm nhạc dân gian đã có ảnh hưởng lớn đến các nhà soạn nhạc cổ điển của Nga, và Tchaikovsky là một trong những nhà soạn nhạc đó với vô vàn tác phẩm nổi tiếng trên thế giới vẫn còn lưu truyền đến ngày nay.

Văn Hóa Ẩm Thực Nga

Ẩm thực Nga được coi là một trong những truyền thống ẩm thực độc đáo và đa dạng trên thế giới. Trong quá khứ hình thành, ẩm thực Nga bị ảnh hưởng lớn nhất từ các điều kiện địa lý tự nhiên. Số lượng sông, hồ, rừng rất lớn đã lớn đã tạo điều kiện xuất hiện trong ẩm thực Nga một lượng lớn các món ăn từ cá, thịt rừng, nấm và quả rừng. Lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và kê cung cấp thành phần cho nhiều loại bánh mì, ngũ cốc, bia và rượu vodka.
Nhắc tới ẩm thực Nga, món ăn đâu tiên được nhắc đến sẽ là món cháo kasha. Kasha kiều mạch là món được ưa chuộng nhất và phổ biến nhất tron số những loại cháo kasha, cùng với món bánh mì làm bằng lúa mạch đen, nên người Nga có câu “Cháo kiều mạch là mẹ, bánh mì đen là cha”. Bên cạnh đó, phải kể đến là những món ăn giàu dinh dưỡng như cá hồi, trứng cá tầm caviar, súp củ cải đỏ broshch ăn kèm với váng sữa chua Smetana, salad Nga với vị béo ngậy đặc trưng của sốt mayonnaise, thịt nướng shashlyk được tẩm ướp với hương vị đa dạng và hấp dẫn, bánh hấp nhân thịt pelmeni và rất nhiều những món ăn hấp dẫn khác.
Cùng với những món ăn cho bữa chính thì những món bánh cho bữa phụ cũng vô cùng phong phú. Đặc trưng nhất là bánh nướng pirog, bánh vatrushka, banh blini làm từ lúa mì với đủ loại nhân như mứt, hoa quả, phô mai.
Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng như nước kompot nấu từ các loại hoa quả tươi, nước kvas nấu từ lúa mạch đen hay bánh mì đen lên men, rượu vodka làm từ men của khoai tây hoặc một số loại ngũ cốc khác.

Qùa lưu niệm và đồ thủ công mỹ nghệ của Nga

Đất nước Nga rộng lớn không chỉ nổi tiến với nhiều danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng với những món quà lưu niệm mang đậm phong cách văn hóa Nga. Món quà đặc trưng nhất là búp bê Matryoshka và các đồ thủ công mỹ nghệ khác nhau liên quan đến văn hóa dân gian như đồ sứ Gzhel, đồ lưu niệm trang trí Khokhloma, tranh sơn mài Palekh, khăn choàng Orenburg ...
Búp bê Matryoshka là một tập hợp của những con búp bê bằng gỗ được đơn, vẽ bằng tay có các kích cỡ nhỏ dần để lồng vào nhau.
Đồ sứ Gzhel là các sản phẩm truyền thống như bình, ấm, cốc, bát được làm bằng tay và trang trí với những họa tiết cầu kì màu xanh nước biển đặc biệt không bao gio phai màu bởi lớp men của chúng.
Nghề vẽ Khokhloma của làng Khokhloma chuyên  trang trí cho các đồ gỗ, đồ lưu niệm hay các vật gia dụng là một trong những nghề thủ công lâu đời nổi tiếng ở Nga. Những đồ vật được vẽ Khokhloma có mùa vàng sống động và những họa tiết truyền thống bao gồm cỏ và hoa qua nhiều thế kỉ.
Cùng với Khokhloma phải kể đến những bức tranh sơn mài của làng Palekh được vẽ lên từ những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết anh hùng hay những cảnh sinh hoạt hàng ngày bình dị. Sau này những bức tranh Pakekh được vẽ thu nhỏ trên những hộp đựng trang sức, khay đựng nước hay những cốc đĩa để làm quà lưu niệm cho du khách.
Ngoài ra còn có khăn choàng Orenburg được làm từ một hỗn hợp của lụa và sợi dê bản địa rất nhẹ, mềm và ấm hay rất nhiều những đồ vật truyền thống hấp dẫn khác như ủng Valenki, mũ lông thú Ushanka ...

Chính Thống Giao Nga

Chính Thống Giao ở Nga hay còn được gọi là các Giao Hội  Kito, là một bộ phận những người Kito được lãnh đạo thống nhất dưới các Phượng Phụ Moscow có liên kết với các Tổ Phụ và bậc trưởng bối khác ở Chính Thống Giao cũng có mối liên quan chặt chẽ với Chính Thống Giao phương Đông.
Trải qua lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đời sống đạo giáo phát triện mạnh ở Nga, xã hội tập trung vào những lời cầu nguyện và sự phát triển tâm linh. Các môn đệ của Thánh Sergius thành lập hàng trăm tu viện trên khắp nước Nga. Một trong những tu viện nổi tiếng nhất được nằm ở phía Bắc của Nga để minh chứng đức tin có thể phát triển mạnh ở các vùng đất khắc nghiệt nhất. Trong thập niên 1540, Metropolitan Macarius đã nhiều lần triệu tập hội đồng nghị viện tại các tu viện, đỉnh điểm vào năm 1551. Hội đồng này thống nhất nghỉ lễ và nghĩa vụ Giao Hội trong toàn bộ lãnh thổ của Nga. Thậm chí, trong khuôn viên các tu viện, quyền lực chính phủ Sa Hoàng phải đứng sau các giáo sĩ.
Trong thời kì hưng thịnh nhất, các bậc Thượng Phụ đã cùng (đôi khi thay thế) các Sa Hoàng điều khiển hoạt động của đất nước. Năm 1917 là một bước ngoặt lớn đối với lịch sử nước Nga và Giao Hội Chính Thống Nga. Các đế chế Nga đã được giải thể và chính phủ Sa Hoàng bị lật đổ. Sàu một vài tháng bất ổn chính trị, những người Bolshevik nắm quyền vào tháng 10 năm 1917 và tuyên bố một sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước. Do đó, Chính Thống Giao Nga lần đầu tiên trở nên độc lập về chính trị và không có sự hậu thuẫn của chính phủ. Giao Hội bị phong tỏa trong một cuộc nội chiến Nga vài năm sau đó, một số Giao sỹ đã bị trục xuất khi ủng hộ phe thua cuộc. Các hoạt động của Chính Thống Giao bị hạn chế bởi các thành viên trong tổ chức cộng sản, tuyên truyền chống tôn giáo đã được công khai tài trợ và khuyến khích bởi chính phủ. Tuy nhiên, tín ngưỡng và tôn giáo vẫn  tồn tại bởi một bộ phận dân cư trong nước và ở các không gian công cộng. Nhà nước đã thừa nhận sai lầm trước hành động cố gắng xóa sổ  tôn giáo sau khi nhận ra những mối nguy hiểm chính trị của một cuộc chiến tranh văn hóa không ngừng leo thang.
Năm 1988 Giao Hội Chính Thống Nga kỷ niệm một ngăm năm rửa tội của Kievan Rus. Trong suốt mùa hè năm đó, lễ kỷ niệm nhận được sử hỗ trở lớn từ phía chính phủ đã diễn ra tại Moscow và các thành phố khác, nhiều nhà thờ cũ và một số tu viện đã được mở cửa trở lại. Lệnh cấm tuyên truyền tôn giáo trên truyền hình nhà nước cuối cũng đã được dỡ bỏ. Lần đầu tiên trong lịch sử của Liên Xô, người ta có thể thấy các kịp lễ lớn tại nhà thờ được lên sóng trực tiếp trên truyền hình.
Sau này xuất hiện những trục trăc trong mối quan hệ giữa Giao Hội  Chính Thống Nga và Vatican, đặc biệt là kể từ năm 2002, khi Giao Hoàng John Paul II đã tạo ra một cơ cấu giáo phận Công Giao cho lãnh thổ Nga. Các tổng giám mục Giao Hội Nga đã xem hành động này là sự thu phục các tín đồ Nga của Vatican sau những nỗ lực tách ra trước đó và đi theo tôn giáo Chính Thống Giao Nga. Quan điểm này dựa trên lập trường của Giao Hội Chính Thống Nga (và các Giao Hội Chính Thống phương Đông) cho rằng Giao Hội Roma chỉ là một trong nhiều tổ chức theo đạo Kito, và như vậy tạo ra sự chồng chéo về tôn giáo trong khi các Giao Hội Chính Thống cũng vốn dĩ đã theo đạo Kito. Các Công Giao khác cũng thừa nhận rằng Chính Thồng Giao Nga vừa có nét tương đồng do có cùng khởi nguồn với đạo giáo Vatican nhưng cũng phát triển và có những nét đặc trưng riêng. Vì vậy Giao Hội Chính Thống Nga thuộc một phạm trù riêng và không hòa lẫn với Công Giao Vatican cũng giống như các Giao Hội Chính Thống Nga có vẫn mặt tại các quốc gia khác (bao gồm ả một nhà thờ ở Rome, gần Vatican). Chính Thống Giao Nga được tổ chức trong một cấu trúc phân cấp. Mỗi tòa nhà thờ trong tổ chức tạo thành một giáo sứ. Hiện có hơn 23.000 giáo sứ trong Giao Hội. Tất cả các giáo xứ trong một khu vực địa lý thuộc về một giáo phận Phương Đông. Giao Phận Phương Đông được điều khiển bới cac Tổng Giam Mục. Hiên có khoảng 130 giáo phận Phương Đông Chính Thống Nga trên toàn thế giới.

Dân Việt Nam đi Nga đông như kiến


Trong năm 2015, có 2 triệu lượt du khách đến du lịch Nga theo thống kê của yandex.ru (trang tìm kiếm rất phổ biến ở Nga), Việt Nam đứng thứ 2 trong các nước du lịch đến Nga, sau Trung Quốc và đẩy Nhật Bản xuống hàng thứ 3.

Do du lịch Nhật Bản vào Nga sụt giảm không phải vì xứ sở mặt trời mọc đã mất hấp dẫn mà do những lý do khác. Đặc biệt, việc đồng rúp giảm giá trị đang làm cho chi phí vé máy bay và dịch vụ du lịch trở nên đắt đỏ, trong khi đó tour du lịch Nga trong nước lại có sức hút lớn.



Khách du lịch việt nam tại Nga

Theo số liệu Cơ quan Du lịch LB Nga, lượng khách Nga đi nghỉ ở nước ngoài trong nửa đầu năm nay đã giảm 40% so với cùng kỳ năm 2014, nhưng du lịch trong nước đột ngột tăng hơn 30%. Năm nay, các con số trên thị trường quốc tế cũng cho thấy nhu cầu du lịch vào Nga có xu hướng tăng trở lại sau sự giảm sút trong năm 2014. Tuy lượng khách châu  Âu và Mỹ không đạt được như trước,  lượng khách đông nam á đến đến Nga tăng 16%, còn tính riêng nửa đầu năm 2015 lượng khách này tăng 180%… Lý do khách du lịch ở Việt Nam sang Nga tăng cao, do các gói du lịch ở Việt Nam sang Nga phong phú, đơn cử như "Du Thuyền Sông Volga" khi bạn đi du lịch ở Tour này, bạn có thể trải nghiệm được nét văn hóa đặc trưng của nước Nga.


Moskva và St. Petersburg tiếp tục là các điểm tham quan hấp dẫn nhất  cho khách nước ngoài đến Nga. " Tour Du Lịch Nga Hè Từ Hà Nội  " được các đơn vị lữ hành trong nước đẩy mạnh chỉ mấy tháng đầu năm các tour đến nga đã được book liên tục.


Anh Long đã chia sẻ lịch trình 15 ngày ở Nga  và cảm nhận của khách hàng đi tour du lịch nga du thuyền trên sông volga Của 1 du khách đã vừa đi du lịch nga về: 

Lịch trình được tóm tắt tại đây 


Nếu tự đi du lịch, bạn sẽ có được những khoảnh khắc tự do ngắm hoàng hôn trên Quảng trường Đỏ lung linh, huyền ảo.
Nếu bạn đi du lịch Nga , bạn sẽ có được những khoảnh khắc tự do ngắm hoàng hôn trên Quảng trường Đỏ lung linh, huyền ảo.
Với lộ trình trên, tôi tham quan được những điểm du lịch hàng đầu của Nga có thể đi thuyền dạo trên những con sông nên thơ cùng cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của Nga, cùng với các công trình kiến trúc được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Lộ trình này thích hợp vừa tham quan khám phá vừa được trải nghiệm Nga trọn vẹn.